Vào ngày đầu của tháng 6 năm 1942, phát xít Đức đã bao vây ngôi làng Li – đi – xơ, Tiệp Khắc. Tại cuộc bao vây này, phát xít đã bắt đi nhiều người, trong đó có 196 phụ nữ và trẻ em. Chính tại khu vực này, phát xít Đức đã tiến tàn sát 66 người, sau đó đưa 104 trẻ em vào trại tập trung, trong số đó thì có đến 88 trẻ bị chết ngay ở trong các phòng hơi độc, 9 bạn nhỏ khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít. Tóm lại, sau sự kiện này, toàn bộ trẻ em bị bắt đi gần như không có đứa bé nào quay trở lại, toàn bộ làng Li-đi-xơ vốn có những gia đình hạnh phúc giờ đây không còn một bóng người.
Tiếp tục những hành động tàn nhẫn của mình, phát xít Đức lại có hành động bao vây thị trấn Ô – ra – đun tại Pháp vào ngày 10/6/1944 để dồn 400 người vào gần nhà thờ. Trong đó, chủ yếu là phụ nữ và hơn 100 trẻ em bị bao vây, đốt cháy ngay trong nhà thờ rất thảm khốc dù họ không làm gì sai trái.
Với mong muốn tưởng nhớ hàng trăm trẻ em đã bị phát xít đức xát hại nhẫn tâm ngay từ sự kiện ở Tiệp Khắc năm 1942 và sự kiện ở Pháp năm 1949, liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế vào năm 1949 đã quyết định lấy ngày 1/6 mỗi năm là ngày toàn quốc tế bảo vệ trẻ em, mục tiêu đòi chính phủ các nước đã gây ra chiến tranh phải nhận trách nghiệm về đời sống, quyền lợi của trẻ em.
Đồng thời, đây cũng là ngày đặc biệt để đòi quyền được bảo vệ, chăm sóc và đòi ngân sách quân sự trích một phần cho giáo dục và chăm lo đời sống của trẻ em.
Từ năm 1950, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 chính thức được công nhận và tồn tại cho đến hiện nay. Hằng năm, cứ đến dịp quốc tế thiếu nhi thì các bạn nhỏ lại được gia đình, nhà trường và các ban ngành tổ chức một số sự kiện vui chơi, giải trí cho các bạn nhỏ.
Việt Nam hiện nay cũng là một trong những quốc gia công nhận ngày quốc tế thiếu nhi và có những chính sách bảo vệ và đem đến cho trẻ em những giá trị tích cực nhất.
Nếu xét về ý nghĩa thì ngày 1/6 chính là ngày lễ đặc biệt, ra đời với mục tiêu cao cả là bảo vệ và đòi quyền lợi hợp pháp của thiếu nhi trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính phủ của các quốc gia cũng cần có trách nghiệm về quyền lợi của trẻ em, ở Việt Nam cũng vậy. Đây là ngày mang ý nghĩa kỷ niệm quan trọng và cũng là thời điểm các cấp lãnh đạo phải có sự quan tâm đến sự phát triển của trẻ em vì họ chính là những mầm non tương lai của đất nước. Nước ta là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước cụ thể liên quan đến quyền trẻ em. Điều này dựa trên nguyên tắc trẻ em sẽ được hưởng quyền được chăm sóc, được bảo vệ và được giúp đỡ bao gồm (i) tôn vinh trẻ em, (ii) nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, (iii) khuyến khích hỗ trợ từ cộng đồng, (iv) tạo cơ hội cho trẻ em vui chơi.
Nhận thức rõ trách nhiệm đối với trẻ em, Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn quan tâm tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi như tổ chức sự kiện chào mừng, tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con em Công đoàn viên trong Học viện,... Thông qua các hoạt động này, sự gắn kết giữa các gia đình được tăng cường và thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Học viện và lãnh đạo Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
|
|
Chương trình "Vũ điệu mùa hè" sẽ được tổ chức vào ngày 1/6/2024 tại Hội trường A, Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Ban Tuyên truyền - Công đoàn Học viện