Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII diễn ra từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 26 tháng 9 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mĩ Đình, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trân trọng giới thiệu về các kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập Tổng Công Hội Đỏ Bắc Kỳ đến Đại hội lần thứ XII Công đoàn Việt Nam.

Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kể từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giữ vị trí quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đến nay, Công đoàn Việt Nam đã có hơn 10 triệu đoàn viên với hơn 126 nghìn công đoàn cơ sở, đội ngũ CNVCLĐ luôn hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

 *THÀNH LẬP TỔNG CÔNG HỘI ĐỎ BẮC KỲ: Ngày 28 tháng 7 năm 1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất tại nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị bầu ra Ban chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng phụ trách. Hội nghị thông qua chương trình, Điều lệ và phương hướng hoạt động của Công hội Đỏ, đồng thời quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ. 

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ I

Họp từ ngày 1/1/1950 đến ngày 15/1/1950 tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự Đại hội có trên 200 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá I gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyênđược bầu làm Tổng Thư ký.

Mục tiêu của Đại hội là:“Động viên công nhân viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ II

Họp từ ngày 23/2/1961 đến ngày 27/2/1961 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 752 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Đại hội đã quyết định đổi tênTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thànhTổng Công đoàn Việt Nam.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá II gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu làm Chủ tịchvà đồng chí Trần Danh Tuyênđược bầu làm Tổng Thư ký.

Mục tiêu của Đại hội là:“Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc, với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ III

Họp từ ngày 11/2/1974 đến ngày 14/2/1974 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá III, nhiệm kỳ 1974 – 1978, gồm 71 ủy viên. Đoàn Chủ tịch gồm 21 ủy viên, Ban Thư ký gồm 09 ủy viên. Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được bầu làm Chủ tịch danh dự. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu làm Chủ tịch, Đồng chí Nguyễn Đức Thuậnđược bầu làm Phó Chủ tịch kiêmTổng Thư ký. Các đồng chí Nguyễn Công Hoà, Trương Thị Mỹ được bầu làm Phó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là:“Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ IV

Họp từ ngày 8/5/1978 đến ngày 11/5/1978 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 926 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá IV, nhiệm kỳ 1978 – 1983, gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 12 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, ủy viên Bộ Chính trị, sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Đức Thuậnđược bầu làm Phó Chủ tịchkiêm Tổng Thư ký.

Mục tiêu của Đại hội là:“Động viên giai cấp công nhân và những người lao động khác thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá trong cả nước”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ V

Họp từ ngày 16/11/1983 đến ngày 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 949 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá V, nhiệm kỳ 1983 – 1988, gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu là Chủ tịch, đồng chí Phạm Thế Duyệtđược bầu là Phó Chủ tịchkiêm Tổng Thư ký. 

Tháng 2/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, ủy viên Trung ươngđược bầu làm Chủ tịch, đồng chí Vũ Địnhđược bầu làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân Anđược bầu làm Tổng Thư ký.

Mục tiêu củaĐại hội là:“Động viên công nhân lao động thực hiện 3 chương trình lớn của Đảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ VI

Họp từ ngày 17/10/1988 đến ngày 20/10/1988 tại Thủ đô Hà Nội. Dự  Đại hội có 834 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Đại hội đã đổi tênTổng Công đoàn Việt Nam thànhTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VI, nhiệm kỳ 1988 - 1993 gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,được bầu làm Chủ tịch, các đồng chí Dương Xuân An, Cù Thị Hậu được bầu làmPhó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ VII

Họp từ ngày 9/11/1993 đến ngày 12/11/1993 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có hơn 600 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII, nhiệm kỳ 1993 - 1998 gồm 125 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 15 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu lại làm Chủ tịch, các đồng chí Cù Thị Hậu, Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là: Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ VIII

Họp từ ngày 3/11/1998 đến ngày 6/11/1998 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 898 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VIII, nhiệm kỳ 1998 - 2003 gồm 145 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu làm Chủ tịch, các đồng chí Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch. 

Mục tiêu của Đại hội là: Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. 

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ IX

Họp từ ngày 10/10/2003 đến ngày 13/10/2003 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 900 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. 

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá IX, nhiệm kỳ 2003 – 2008, gồm 150 ủy viên, Đoàn Chủ tịch gồm 19 ủy viên. Đồng chí Cù Thị Hậu, ủy viên Trung ương Đảngđược bầu làm Chủ tịch, các đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiếnđược bầu làm Phó Chủ tịch. 

Tháng 12/2006 Đồng chí Đặng Ngọc Tùngđược bầu làm Chủ tịch. Tháng 9/2007 các đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là:Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ X

Họp từ ngày 02/11/2008 đến ngày 5/11/2008 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 985 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

 Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X, nhiệm kỳ 2008-2013,  gồm 160 đồng chí, Đoàn Chủ tịch TLĐ gồm 21 ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch TLĐ. Các đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ XI

Họp từ ngày 27/7/2013 đến ngày 30/7/2013, tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 950 đại biểu đại diện cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2013-2018, gồm 175 ủy viên,Đoàn Chủ tịch TLĐ gồm 27 ủy viên. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; các đồng chí: Trần Thanh Hải, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Trần Văn Lý được bầu làm Phó Chủ tịch. 

Tháng 4/2016 đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Tháng 3/2017 đồng chí Trần Văn Thuật được bầu làm Phó Chủ tịch.

Mục tiêu của Đại hội là: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, góp phần xây dựng giai cấp công nhân xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, trong 5 năm qua, từ 2013đến 2018,Công đoàn Việt Nam tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đề ra. Hoạt động chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được quan tâm thường xuyên. Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống; vai trò Công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động tuyên truyền giáo dục tạo được sức lan tỏa trong hệ thống tổ chức Công đoàn. Phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động có sự chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Công tác tập hợp quần chúng đạt nhiều kết quả, thu hút đông đảo người lao động gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn; mô hình tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn được quan tâm hoàn thiện. Hoạt động kiểm tra công đoàn được tăng cường. Tài chính công đoàn có những đổi mới quan trọng theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, từng bước tập trung nhiều hơn các nguồn lực phục vụ đoàn viên, người lao động. Công tác đối ngoại ngày càng chủ động. Hoạt động nữ công có chuyển biến mới trong một số lĩnh vực chăm lo quyền lợi của lao động nữ. 

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ XII

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII diễn ra từ ngày 24 đến 26 tháng 9 năm 2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội.Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và người lao động, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn. 

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII là Đại hội “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”. Đại hội xác định: Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn; tập trung đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tại Đại hội, có950 đại biểu được triệu tập, đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên, CNVCLĐ cả nước và 7 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới dự và phát biểu ý kiến.


congdoan.vn